Dịch thuật trong thực tế xuất bản
Thời gian gần đây, dịch thuật trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt khi hàng loạt tác phẩm dịch vừa ra đời đã bị cho là dịch sai, dịch quá sát nghĩa, dịch quá thoát văn bản hay thậm chí là dịch tục tĩu. Vấn đề dịch thuật trong thực tế ngành xuất bản đã trở thành vấn đề đau đầu với những nhà dịch thuật chuyên nghiệp:
Chừng mực, ranh giới của dịch thuật?
Dịch thuật , trước hết phải chuyển tải được đúng nội dung, tinh thần của bản dịch và sau đó, phải mang đến cho bản dịch độ gần gũi với người đọc bản địa bằng năng lực của mình.. Người dịch phải xác định cho mình một “độ” nhất định để vừa giữ được tinh thần của tác phẩm gốc mà vẫn giúp bản dịch không quá khó tiếp nhận đối với độc giả trong nước.
“Dịch là sự tiếp biến, thương lượng giữa các nền văn hóa”. Tất nhiên, để sự thương lượng này thỏa đáng nhất và mang lại bản dịch hay, chất lượng cho độc giả thì cần đến tâm, tài của người dịch. Thế nhưng hiện nay khi "ít có sự thưởng thức thật sự mà chủ yếu tìm ra những chỗ sai để chê bai".
Chưa khi nào dịch thuật nở rộ như hiện nay. Trong bối cảnh đó, cơ hội nhiều hơn nhưng thách thức cũng lớn hơn - cho các dịch giả và cả các đơn vị làm sách. Các biên tập viên luôn cố gắng làm hết sức với quy trình chặt chẽ khi tiếp nhận một bản dịch. Ngày nay, thông thường, các nhà xuất bản tìm đầu sách và mời người dịch. Một bản dịch được lựa chọn là đã phải trải qua công đoạn sàng lọc từ nhiều bản dịch thử khác nhau và qua khâu biên tập, đối chiếu, tổng duyệt… rồi mới tới công chúng. Ngoài ra, họ còn có khâu chỉnh sửa, bổ sung sau khi tiếp nhận ý kiến người đọc. Một bản dịch không thể hoàn mĩ, hắc chắn dịch là có sai, nhưng họ sẵn sàng sửa sai nếu ý kiến phê bình là hợp lý.
Với các độc giả ngày nay, khi mà họ có ngoại ngữ, không khó để họ có thể phát hiện ra những “vấn đề” nằm trong bản dịch hoặc kém chất lượng, hoặc trái với cách tiếp nhận thông thường của họ, đó cũng là thách thức để người dịch cần thêm sự cẩn thận, tấm lòng và sự trau dồi hơn cả về ngoại ngữ lẫn văn hóa ngoại lai để lựa chọn một lối dịch thuyết phục. Ngoài ra, dịch thuật có lẽ cần bước những bước chậm mà chắc để đạt chất lượng cao nhất, thỏa mãn những độc giả trình độ ngày càng cao, trước khi đẩy mạnh về số lượng, dù đó cũng là điều cần thiết. Người đọc, cũng cần góp một trách nhiệm, cần đến sự tinh tế, kiến thức và chính kiến cá nhân, thêm vào đó là một tấm lòng khi tiếp nhận những bản dịch để có thể cùng nhau xây dựng nền dịch thuật phát triển.
Dịch thuật chưa bào giờ là ngành hết hot nhưng cũng chính vì thế mà áp lực đè nặng lên vai người dịch trước sức ép của dư luận về những bản dịch chưa hay, sai từ… buộc các dịch giả phải làm việc nghiêm túc để có thể xuất bản được cuốn sách mà nhiều người đọc.
Chính vì thế dịch thuật và xuất bản có mối liên hệ chặt chẽ nhau. Nhưng sự cố gắng phải đến từ ba phía: độc giả, dịch giả và nhà xuất bản để có được những bản dịch chất lượng nhất.